Đội tuyển Bỉ:HLV Roberto Martinez
Thông tin lực lượng trước trận đấu của đội tuyển Bỉ trước trận Bỉ vs Pháp tại bán kết World Cup 2018:
Đội hình dự kiến ra sân của đội tuyển Bỉ: 3-4-3, gồm: Eden Hazard, Romelu Lukaku, Kevin De Bruyne; Yannick Ferreira-Carrasco, Axel Witsel, Marouane Fellaini, Nacer Chadli; Jan Vertonghen, Vincent Kompany, Toby Alderweireld
![]() |
Đội hình ra sân dự kiến của tuyển Bỉ trong trận bán kết World Cup 2018 Pháp vs Bỉ ngày 11/7 |
Trong đó, cầu thủThomas Meunier sẽ vắng mặt trong trận đấu này bởi trước đó, Thomas Meunier đã nhận 2 thẻ vàng.
Kết quả vòng loại của tuyển Bỉ:
![]() |
Kết thúc vòng loại World Cup 2018, đội tuyển Bỉ ghi được 9 điểm, đứng đầu bảng G |
Đoàn quân của HLV Roberto Martinez kết thúc loạt trận vòng loại tại VCK World Cup 2018 ghi được 9 điểm đứng đầu bảng G với kết quả ghi được 9 bàn thắng, lọt lưới 2 bàn.
Cụ thể, Bỉ thắng tuyển Panama 3-0, thắng tuyển Tunisia 5-2 và thắng Anh với tỷ số 1-0.
Tại vòng 1/8 World Cup 2018, đội tuyển Bỉ đã lội ngược dòng, thắng chung cuộc 3-2 với đội tuyển Nhật Bản. Tính từ vòng loại đến 1/8 World Cup 2018, đội tuyển Bỉ đã ghi được 12 bàn, để lọt lưới 4 bàn.
Tại vòng tứ kết, Bỉ xuất sắc đánh bại Brazil, thẳng tiến vào bán kết. Bỉ được đánh giá là ứng cử viên hàng đầu cho danh hiệu vô địch World Cup 2018.
Nhận định về đội tuyển Bỉ:
Bỉ là một trong những đội bóng được đánh giá rất cao với dàn ngôi sao như Romelu Lukaku, Eden Hazard, Dries Mertens, Kevin De Bruyne... được kỳ vọng sẽ tiến tới trận chung kết.
Thầy trò huấn luyện viên Roberto Martinez giành vé dự vòng chung kết World Cup 2018 với thành tích ấn tượng khi có 9 trận thắng và chỉ hòa 1 trận. Đội tuyển Bỉ tiến bộ nhanh trong những năm qua khi sở hữu khá nhiều cầu thủ đẳng cấp.
Với đội hình đẳng cấp cùng những trung vệ dày dạn kinh nghiệm dự kiến trong trận bán kết, đội tuyển Bỉ sẽ chia cắt Mbappe, Griezmann, Kante với Pogba hay Giroud ở tuyến trên.
Cùng với lối tấn công đa dạng của Bỉ và những cầu thủ đẳng cấp Hazard, De Bruyne, Lukaku dưới tài dẫn dắt của HLV Roberto Martinez nhạy bén về chiến thuật, Bỉ có thể vượt qua Pháp để vào chung kết.
Danh sách cầu thủ Bỉ:
Thủ môn: Thibaut Courtois (Chelsea), Simon Mignolet (Liverpool), Koen Casteels (Wolfsburg)
Hậu vệ: Toby Alderweireld (Tottenham Hotspur), Dedryck Boyata (Celtic), Laurent Ciman (Los Angeles FC), Leander Dendoncker (Anderlecht), Vincent Kompany (Manchester City), Thomas Meunier (Paris Saint-Germain), Thomas Vermaelen (Barcelona), Jan Vertonghen (Tottenham Hotspur)
Tiền vệ: Yannick Carrasco (Dalian Yifang), Kevin de Bruyne (Manchester City), Mousa Dembele (Tottenham Hotspur), Marouane Fellaini (Manchester United), Youri Tielemans (Monaco), Axel Witsel (Tianjin Quanjian), Nacer Chadli (West Bromwich Albion)
Tiền đạo: Michy Batshuayi (Chelsea), Eden Hazard (Chelsea), Thorgan Hazard (Borussia Mönchengladbach), Romelu Lukaku (Manchester United), Dries Mertens (Napoli), Adnan Januzaj (Real Sociedad)
![]() |
Phút 14 trận tứ kết, từ quả đá phạt góc, cầu thủ Kompany (Bỉ) nhảy lên đánh đầu không trúng bóng khiến Fernandinho (Brazil) đánh đầu phá bóng lỗi, đi thẳng về lưới nhà. |
Đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ là đội tuyển cấp quốc gia của Bỉ do Hiệp hội bóng đá Hoàng gia Bỉ quản lý.
Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Bỉ là trận gặp đội tuyển Pháp vào năm 1904. Thành tích tốt nhất của đội cho đến nay là vị trí thứ tư của World Cup 1986 và ngôi vị á quân của Euro 1980.
Bỉ có trận đấu chính thức đầu tiên vào ngày 1 tháng 5 năm 1904 là trận hoà 3-3 trước đội tuyển Pháp.
Đội tuyển Bỉ có biệt danh là Những con quỷ đỏ do phóng viên Pierre Walckiers đặt cho sau trận thắng 3-2 trước Hà Lan (Rotterdam, 1906).
Hơn sáu thập kỉ sau, Bỉ trở thành một trong những đội bóng mạnh, tuy không vô địch các giải đấu lớn nhưng đối thủ không dễ vượt qua họ, kể cả ở sân nhà hay sân khách. Chìa khoá thành công của đội tuyển là việc sử dụng bẫy việt vị, một chiến thuật phòng ngự được phát triển trong thập niên 1960, ban đầu tại câu lạc bộ Anderlecht của huấn luyện viên người Pháp Pierre Sinibaldi.
Chính bởi những động thái ngăn chặn hành vi gian lận trong Đột Kíchđược nhà phát hành làm rất gắt gao nhằm mang tới cho người chơi một môi trường esports trung thực, lành mạnh nên phần nào những người chơi gian lận đã không còn tài khoản để mà tiếp tục hành vi sai trái của mình. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi lãnh đạo của một clan lại ngang nhiên hack rồi bị người chơi trong quán net quay lại video rồi “bóc phốt”, mới đây lại tiếp tục tuyên bố sẽ quay lại game và cho rằng Hack là “môt phần của cuộc chơi”?
Có thể nói, vẫn có rất nhiều những hành vi gian lận chưa thể xử lý kịp hết để rồi những chủ các tài khoản có hành vi sai trái này lại tiếp tục “quậy phá” trong nhiều room đấu khác. Nếu tài khoản bị đội ngũ game master Đột Kíchchủ động “tiêu diệt” và trưng ra những bằng chứng độc thổ, nhìn xuyên tường,… đều khiến những người chơi thiếu ý thức “câm như hến”. Nhưng việc bị quay video tố cáo hanh vi gian lận lại diễn ra trực tiếp ngay tại … nơi mà game thủ ý thức kém đó đang thực hiện hành vi thì sao ? Đây quả là một nỗi xấu hổ vô cùng lớn cho người chơi gian lận đó cũng như toàn thể các thành viên trong clan của anh ta.
Nhưng thay vì “rửa tay gác kiếm” thì bỗng anh chàng này lại tuyên bố tiếp tục quay trở lại game, mong mọi người bỏ qua chuyện cũ. Tất nhiên, việc dám làm dám chịu, “ngồi không đổi họ, đứng không đổi tên” là rất quang minh chính đại, nhưng thay vì một lời xin lỗi và cam kết không bao giờ tái phạm hành vi đáng xấu nổ thì chủ clan FreeStyl3 – FS MosChiNo lại “mong toàn thể anh em quên đi chuyện đi chuyện cũ và COI ĐÓ LÀ 1 PHẦN của cuộc chơi”.
Việc coi Hack là một phần này đã thổi bùng làn sóng tẩy chay của cộng đồng, mà một game thủ tuyên bố” gặp clan bạn ở đâu tôi sút đấy, kể cả bạn nữa” đã phần nào cho thấy sự kỳ thị quá lớn giữa người chơi game chân chính dành hco những người chơi vô ý thức hiện nay.
Một game thủ khác thì đánh giá cái khái niệm ĐAM MÊ của chủ clan FreeStyl3 – FS MosChiNo thế này: “Một người đã từng dùng Hack thì tôi không biết đam mê nó ở chố nào nữa, đáng lẽ bạn phải thấy nhục nhã và suy nghĩ trước khi hành động chứ ? Đam mê là cả 1 quá trình lâu dài chứ không phải phốt bạn bị người ta bóc mẽ rồi bạn off game 1 – 2 tháng, rồi mới quay trở lại nói rằng mình đam mê...”
Theo GameK
" alt=""/>Đột Kích: Chủ clan đã hack rồi còn bị quay clip tố cáo, vẫn quyết định quay trở lại chơi tiếp![]() |
Tổng thống Biden đưa tay chào khi lên chuyên cơ Không lực Một rời căn cứ quân sự Andrews ở bang Maryland để lên đường đến Anh ngày 9/6. Ảnh: Reuters |
Các trợ lý tiết lộ, dù trọng tâm của vị Tổng thống thứ 46 trong những tháng đầu nhiệm kỳ là giải quyết các vấn đề bên trong lãnh thổ Mỹ, chủ yếu là đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế, nhưng chính sách đối ngoại vẫn luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông.
Theo CNN, ông Biden có nhiều kinh nghiệm ngoại giao hơn cả 4 Tổng thống Mỹ gần đây nhất cộng lại. Thời còn làm Phó tổng thống trong chính quyền Barack Obama, ông Biden đã có các chuyến công cán tới hơn 50 nước trên thế giới, với tổng quãng đường di chuyển trên 1,9 triệu km, đủ để đưa ông đi vòng quanh Trái đất 48 lần.
Sau hơn 40 năm đứng nhìn các tổng thống khác quyết định chính sách đối ngoại của Mỹ, ông Biden rốt cuộc đã ở vị thế người tự ra quyết sách. Ông sẽ là một trong những gương mặt mới nhưng cao tuổi nhất tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra cuối tuần này ở Anh.
Ông cũng sẽ trở thành lãnh đạo Nhà Trắng thứ 13 từng diện kiến Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại lâu đài Windsor, trước khi lên đường tới Brussels, Bỉ để gặp các lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), rồi đến Geneva, Thụy Sỹ vào tuần tới để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Thiết lập lại quan hệ với Nga
Khi Tổng thống Biden nói với các quan chức vào mùa xuân này rằng, ông muốn sớm có cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Nga, các trợ lý đã nhanh chóng tìm cách hiện thực hóa ý định. Hai chính quyền tiền nhiệm ông đã cố gắng nhưng không phát triển được mối quan hệ tốt đẹp hơn với Moscow.
Các cố vấn chính sách đối ngoại giàu kinh nghiệm từng chứng kiến ông Putin kiểm soát những cuộc gặp song phương nói trên, nên một số tỏ ra băn khoăn liệu ông Biden có thể thu được gì khi gặp Tổng thống Nga vào thời điểm hiện tại, chưa đầy 6 tháng sau khi bước chân vào Nhà Trắng.
Hội nghị thượng đỉnh giữa hai nguyên thủ từng là chủ đề tranh luận nội bộ ở Washington giữa những người ủng hộ và phe hoài nghi. Một loạt diễn biến như những vụ tấn công mạng bị cáo buộc do các tin tặc ở Nga thực hiện... đã dẫn đến việc chính quyền Biden phải bàn bạc thêm liệu đây có phải thời điểm thích hợp cho hai nguyên thủ gặp gỡ hay không.
Đại sứ Mỹ tại Nga thậm chí cảnh báo các nhà lập pháp rằng ông Biden có nguy cơ lặp lại sai lầm của những người tiền nhiệm nếu không tỉnh táo tiếp cận quan hệ với lãnh đạo Điện Kremlin. Tuy nhiên, sau hai cuộc điện đàm với ông Putin, ông Biden vẫn tin rằng các cuộc tiếp xúc trực tiếp là cách thích hợp duy nhất để thực sự gắn kết với Tổng thống Nga.
Quyết tâm gặp ông Putin bất chấp sự nghi ngại phản ánh quan điểm lâu nay của ông Biden rằng, việc vun đắp mối quan hệ cá nhân là cách duy nhất để giải quyết trực diện các vấn đề lớn hiện nay của thế giới.
"Ông Putin có phong cách ra quyết định mang tính cá nhân hóa cao. Do đó, điều quan trọng là Tổng thống Biden có thể ngồi đối diện với ông ấy để nói rõ về vị thế của chúng tôi, hiểu được vị thế của ông ấy, cố gắng kiểm soát những khác biệt và xác định những lĩnh vực mà chúng ta có thể làm vì lợi ích của nước Mỹ để đạt được tiến bộ", Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nhấn mạnh.
Căn cứ vào các phát biểu gần đây, ông Biden rõ ràng đang nhắm đến một mối quan hệ Mỹ - Nga "ổn định và có thể đoán trước được", thay vì xung đột. Song, ông cũng khẳng định sẽ không nhượng bộ nếu Nga có "các hoạt động gây hại". Một số nhà phân tích nhận định, thông qua cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới với ông Putin, ông Biden dường như cũng muốn chứng tỏ sự khác biệt với người tiền nhiệm Donald Trump.
Củng cố liên minh truyền thống
Trong một bài phát biểu không lâu sau khi tuyên thệ nhậm chức hồi tháng 1, Tổng thống Biden đã tuyên bố với các đồng minh và đối tác rằng: "Liên minh xuyên Đại Tây Dương đã trở lại. Chúng ta không nhìn lại phía sau. Chúng sẽ cùng nhau hướng nhìn về phía trước".
Chuyến đi mang tính biểu tượng lần này được cho là cơ hội để ông Biden chứng minh sức mạnh của nền dân chủ và khôi phục các liên minh truyền thống của Mỹ sau 4 năm rạn nứt và căng thẳng dưới thời người tiền nhiệm. Các quan hệ xuyên Đại Tây Dương của Washington đã xấu đi nghiêm trọng khi chính quyền Trump đơn phương rút khỏi một loạt thỏa thuận hợp tác và áp thuế nhập khẩu với một số mặt hàng của châu Âu.
Trả lời phỏng vấn báo chí hôm 8/6, ông Biden cũng xác nhận một mục tiêu then chốt của chuyến công du lần này là "củng cố liên minh, cho Nga và Trung Quốc thấy quan hệ giữa Mỹ - châu Âu bền chặt và G7 sẽ tiến bước".
Tuy nhiên, theo báo New York Times, thách thức với ông Biden hiện nay là người châu Âu vẫn còn hoài nghi về sự ổn định và tính bền vững chính sách của Washington, khi đến năm 2024 nước Mỹ lại có một tổng thống mới. Họ lo ngại, chính sách biệt lập như của ông Trump và chủ nghĩa dân tộc quốc gia sẽ sớm quay trở lại thống trị xứ sở cờ hoa, đặc biệt sau vụ người biểu tình quá khích tấn công trụ sở Quốc hội Mỹ, gây bạo loạn chết người trên Đồi Capitol ngày 6/1.
Trong khi đó, hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề về thương mại, thuế quan, đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu, đóng góp của các nước thành viên cho NATO... Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy tại châu Âu kể từ khi ông Biden rời ghế phó tổng thống cùng đường lối khác biệt của một số nhà lãnh đạo như Thủ tướng Anh Boris Johnson hay Tổng thống Pháp Macron Macron cũng có thể là trở ngại đối với mục tiêu của ông.
Ngoại giao vắc xin
Việc ông Biden đưa Jeff Zients, một trong những cố vấn chống đại dịch hàng đầu của Nhà Trắng đi cùng dường như ám chỉ virus SARS CoV-2 sẽ là một trong những chủ đề nghị sự chính trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông.
Người đứng đầu Chính phủ Mỹ đến Cornwall, Anh, địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 trong bối cảnh các quan chức ngày càng lo ngại về Delta, biến thể virus nguy hiểm hơn, được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ nhưng đang là thủ phạm chính khiến dịch lây lan ở xứ sở sương mù.
Ông Biden được tin có thể phải đối mặt với sự bất bình của người châu Âu vì Mỹ tích trữ dư thừa vắc xin nhưng chậm trễ chia sẻ với thế giới. Ngoài ra, chính quyền của ông đã cam kết xóa bỏ tạm thời quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin, trong khi một số nước châu Âu như Đức cực lực phản đối.
Hai nguồn thạo tin tiết lộ trên CNN rằng, ông Biden sẽ tìm cách trấn an các đồng minh về vai trò của Mỹ trong việc phân phối vắc xin ngừa Covid-19 và dự kiến sẽ đưa ra một thông báo quan trọng liên quan đến sản xuất chế phẩm này tại hội nghị thượng đỉnh G7.
Theo tờ Washington Post và New York Times, chính quyền Biden đã lên kế hoạch mua 500 triệu liều vắc xin Pfizer để tài trợ cho gần 100 quốc gia trong 2 năm tới, thông qua chương trình chia sẻ COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đứng đầu.
Cứng rắn với Trung Quốc
Trong cuộc họp báo trước chuyến đi, Amanda Sloat, Giám đốc cấp cao về các vấn đề châu Âu của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ nói, Trung Quốc sẽ là vấn đề trọng tâm xuyên suốt các cuộc gặp của ông Biden, kể cả với người đồng cấp Nga.
Sau khi lên nắm quyền, ông Biden đã tiếp tục các chính sách đối phó với Bắc Kinh kể từ thời ông Trump và thậm chí có lúc còn tỏ ra cứng rắn hơn. Điểm khác biệt của ông Biden với người tiền nhiệm là ông muốn tiếp cận vấn đề một cách đa phương, cùng các nước đồng minh và đối tác xây dựng một mặt trận thống nhất nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc.
Song, rắc rối ở chỗ Washington chưa giành được sự ủng hộ như mong muốn. Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, hai nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) là Đức và Pháp tuyên bố không muốn tham gia vào kế hoạch của Mỹ. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 2 thậm chí cảnh báo EU không nên "hùa theo Mỹ chống Trung Quốc".
Hơn thế nữa, dù Nghị viện châu Âu đã cho đình chỉ thỏa thuận hợp tác đầu tư đã ký giữa EU và Trung Quốc hồi tháng 12/2020, nhưng các quan chức hàng đầu liên minh như Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel vẫn ủng hộ thỏa thuận.
Tuấn Anh
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 9/6 đi Anh, bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức.
" alt=""/>Chuyến công du châu Âu đầy tham vọng của ông Biden